Không cần ồn ào hay cố gắng gây ấn tượng, người có EQ cao vẫn luôn khiến người khác nể trọng nhờ cách họ lựa chọn hành vi và cả cách họ lựa chọn môi trường sống. Bởi suy cho cùng, trí tuệ cảm xúc không chỉ thể hiện ở lời nói hay hành xử với người khác mà còn lộ rõ qua những nơi bạn quyết định tránh xa.
Một bạn trẻ từng đem câu hỏi này hỏi ChatGPT:
“Người EQ cao thì hay lui tới những nơi nào? Và họ tránh những nơi ra sao?”.
“Trợ lý ảo” này không trả lời theo kiểu liệt kê địa điểm cụ thể, mà nêu rất rõ rằng có 3 kiểu nơi chốn, nếu càng tránh xa, bạn càng giữ được lòng tự trọng, sự tỉnh táo và các mối quan hệ lành mạnh.
1. Những nơi chuyên gieo tin đồn và nói xấu người khác
Đó có thể là những buổi tụ họp mà chủ đề chính là “nói sau lưng”, những group chat chỉ để bàn tán chuyện người, hay những quán café quen của hội “biết tuốt”, nói chung là những nơi bạn chưa ngồi xuống đã được nghe bản tin drama “tươi mới mỗi ngày”.
Người EQ thấp có thể thấy vui khi biết chuyện, thích cảm giác ở trong cuộc hay tưởng rằng góp vài câu thì cũng chẳng sao. Nhưng người EQ cao hiểu rõ “gậy ông đập lưng ông”, nay mình nói xấu người khác thì một ngày nào đó chính mình sẽ biến thành đối tượng bị nói xấu. Họ không tham gia không phải vì giả vờ tử tế mà vì họ biết giá trị bản thân không nằm trong việc “biết nhiều chuyện”.
Ảnh minh họa
2. Những nơi khiến người ta dễ so sánh, khoe khoang và đua tranh hình ảnh
Có những nơi mà năng lượng chính là khoe cái mình có và so cái mình thiếu. Đó có thể là các buổi gặp mặt mà ai cũng cố kể về thành công cá nhân, nơi mọi người nhìn nhau qua chiếc đồng hồ, xe cộ, hay thậm chí là độ “chất” của status mới đăng.
Người EQ thấp dễ bị kéo vào vòng xoáy này. Họ thấy áp lực phải nói gì đó cho “nổi”, thấy khó chịu nếu mình không có gì để kể và thường rời khỏi đó với cảm giác mệt mỏi, tự ti. Trong khi người EQ cao sẽ chọn không đặt chân đến. Họ hiểu rõ rằng giá trị thật không cần chứng minh trước đám đông luôn cần xác nhận.
3. Những nơi dễ kích động cảm xúc tiêu cực hoặc khiến bản thân trở nên tồi tệ hơn
Đó có thể là những quán bar hay hội nhóm luôn gieo bi quan kiểu “đời là bể khổ”, cũng có thể là nơi khiến bạn tiêu tiền vượt khả năng, hoặc nói ra những lời cay nghiệt mà bản thân không nghĩ vậy. Người EQ thấp thường bước ra khỏi những nơi này với một phiên bản mà chính họ cũng không nhận ra.
Người EQ cao thì khác. Họ rất tỉnh táo với những nơi khiến mình dễ mất kiểm soát, dễ sống “chệch” khỏi nguyên tắc cá nhân. Không phải vì họ sợ hư hỏng, mà vì họ tôn trọng chính mình và luôn muốn bảo vệ bản thân khỏi những “tình huống dễ lạc đường”.
Kết
EQ cao không nằm ở việc bạn xử lý những chuyện lớn như thế nào, mà ở những lựa chọn tưởng nhỏ nhưng lặp đi lặp lại mỗi ngày như nói chuyện với ai, đi đâu và chấp nhận mình là ai giữa đám đông. Tránh xa 3 nơi trên không khiến bạn yếu đuối hay “chảnh”, mà chỉ đơn giản là bạn biết rõ mình muốn trở thành ai và không muốn bị kéo về phía nào.