HomeSức khỏeBất ngờ với nhóm người không nên ăn rau mồng tơi -...

Bất ngờ với nhóm người không nên ăn rau mồng tơi – Bạn có nằm trong số đó?

- Advertisement -spot_img


Nhóm người không nên ăn rau mồng tơi có thể sẽ khiến nhiều người bất ngờ, bởi loại rau này được biết đến là thực phẩm lành tính, giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai ăn cũng đều có lợi, nếu sử dụng rau mồng tơi không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

1. Lợi ích của rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau dân dã, quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mồng tơi chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như natri, kali, chất xơ, protein, canxi, sắt và các vitamin A, B6, B12, C, D. Nhờ chứa beta sitosterol là một hoạt chất có tác dụng kháng ung thư và chống oxy hóa, loại rau này được đánh giá cao trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

Một bát nhỏ rau mồng tơi nấu chín mỗi ngày có thể cung cấp đủ hàm lượng vitamin A và sắt cho nhu cầu cơ thể. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, tác dụng giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, làm đẹp da và hỗ trợ điều trị mụn nhọt, rôm sảy.

Ngoài ra, rau mồng tơi giúp làm mát cơ thể, trị táo bón nhờ chứa nhiều chất nhầy và chất xơ hòa tan. Với người bị táo bón, đặc biệt là phụ nữ mang thai, có thể dùng khoảng 500g rau mồng tơi nấu canh ăn thường xuyên thay thế thuốc nhuận tràng.

Xem thêm  7 điều nhất định phải làm sau tuổi 50 nếu không muốn trao đổi chất đột ngột giảm như lao dốc

Rau mồng tơi giúp nhuận tràng, trị táo bón hiệu quả.

Rau mồng tơi còn hỗ trợ làm lành vết thương, tốt cho xương khớp. Hầm rau với chân giò giúp giảm đau nhức xương. Nước cốt rau còn được sử dụng trong các trường hợp bỏng nhẹ, giúp làm dịu và tái tạo da.

Tại một số quốc gia như Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh, rau mồng tơi được dùng như một vị thuốc trị táo bón, thiếu máu, viêm nhiễm và các vấn đề tiêu hóa.

2. Nhóm người không nên ăn rau mồng tơi?

Dù có nhiều lợi ích, rau mồng tơi không phù hợp với tất cả mọi người. Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 2), rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic và purin cao. Ăn quá nhiều có thể làm tăng hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu, gây tích tụ trong cơ thể và dẫn đến sỏi thận.

Bên cạnh đó, hàm lượng axit uric cao từ purin làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Vì vậy, người đang bị sỏi thận hoặc gout được khuyến cáo không nên ăn hoặc cần hạn chế ăn rau mồng tơi.

nhom-nguoi-khong-nen-an-rau-mong-toi-la-nguoi-bi-gout

Bệnh nhân gout thuộc nhóm người không nên ăn rau mồng tơi vì rau này chứa nhiều axit uric.

Ngoài ra, rau mồng tơi có tính mát, hỗ trợ nhuận tràng nên người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng không nên sử dụng, tránh làm tình trạng tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm  Một mâm cỗ Tết chứa khoảng bao nhiêu calo?

Mồng tơi là một loại rau vừa là thực phẩm, vừa có giá trị như một vị thuốc với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại dược liệu hay thực phẩm nào, việc sử dụng đúng cách, đúng đối tượng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất. Người bị sỏi thận, gout hoặc tiêu chảy cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi trong chế độ ăn hàng ngày.



Theo Phunutoday

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img