HomeTin tứcMiễn viện phí toàn dân: Bài học từ quốc gia có hệ...

Miễn viện phí toàn dân: Bài học từ quốc gia có hệ thống BHYT toàn dân lớn bậc nhất thế giới

- Advertisement -spot_img


Với mục tiêu miễn viện phí toàn dân, Indonesia đã lặng lẽ làm nên một cuộc “cách mạng y tế” khi triển khai chương trình bảo hiểm y tế toàn dân. Chỉ trong một thập kỷ thực hiện, gần như toàn bộ người dân Indonesia đã được khám chữa bệnh miễn phí. Từ chỗ phải dè chừng mỗi khi bước chân vào bệnh viện, giờ đây người dân Indonesia có thể đi khám mà không lo “cháy túi”.

Mô hình miễn viện phí toàn dân của Indonesia

Năm 2014, Indonesia chính thức triển khai chương trình Bảo hiểm Y tế Quốc gia mang tên Jaminan Kesehatan Nasional (JKN) do cơ quan BPJS Kesehatan quản lý. Đây là một trong những hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân lớn nhất thế giới, với mục tiêu bao phủ mọi công dân. Đến năm 2024, khoảng 98% dân số Indonesia đã có bảo hiểm y tế thông qua JKN.

Bệnh nhân đang chờ khám tại một Trung tâm y tế cơ sở tại Indonesia (Ảnh: WHO/Nyimas Laula).

Người dân khi đã được ghi danh vào JKN sẽ được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập và một số bệnh viện tư nhân có ký hợp đồng với BPJS, bao gồm cả các trung tâm y tế cơ sở, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh và trung ương.

Không dừng lại ở “miễn phí”, JKN còn xây dựng danh mục chi trả vô cùng toàn diện. Từ khám bệnh thông thường, điều trị nội trú và ngoại trú, cấp cứu, phẫu thuật, thuốc men, xét nghiệm cho đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tất cả đều được đưa vào gói bảo hiểm. Người bệnh được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế cơ bản mà không cần phải lo lắng về viện phí.

Xem thêm  Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn, xử lý vi phạm trong lựa chọn giới tính thai nhi sau phản ảnh của Tuổi Trẻ

Đặc biệt, chi phí đóng bảo hiểm được thiết kế theo nguyên tắc phân loại thu nhập. Người có thu nhập cao tự đóng, còn người nghèo, thu nhập thấp hoặc không có khả năng chi trả sẽ được nhà nước tài trợ toàn bộ.

Giảm mạnh gánh nặng chi tiêu y tế

 - Ảnh 2.

Thẻ bảo hiểm y tế của người dân Indonesia và ứng dụng trên điện thoại (Ảnh: BPJS Kesehatan).

Trước khi có JKN, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 45% tổng chi tiêu y tế của Indonesia đến từ tiền túi của người dân. Con số này từng khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh nợ nần hoặc từ bỏ điều trị vì không kham nổi viện phí. Nhưng sau khi có JKN, chi tiêu y tế trực tiếp từ túi người dân đã giảm, chỉ còn 27,5%. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ gia đình rơi vào khó khăn tài chính vì bệnh tật đã giảm mạnh. Điều này cho thấy chương trình không chỉ mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ mà còn giảm mạnh gánh nặng chi tiêu y tế cho người dân. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chính sách y tế toàn dân.

  • Miễn viện phí toàn dân: Có phải cứ đi khám là được “miễn phí tuyệt đối”?ĐỌC NGAY

Không chỉ chữa bệnh mà còn nâng cao chất lượng sống

Chương trình JKN không đơn thuần giúp người dân chữa bệnh khi ốm đau mà còn khuyến khích người dân có thói quen khám bệnh sớm, phòng bệnh hơn chữa bệnh, giảm gánh nặng lên bệnh viện tuyến cuối và giúp chính phủ dễ dàng quản lý sức khỏe cộng đồng trên quy mô quốc gia. Đây cũng là một cách để giảm bất bình đẳng trong tiếp cận y tế.

(Tổng hợp)



Theo Soha

- Advertisement -spot_img
Stay Connected
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Tin mới
- Advertisement -spot_img
Bài viết liên quan
- Advertisement -spot_img